Title: | Mối quan hệ giữa việc học trực tuyến với chất lượng sống của sinh viên tại TP.HCM |
Author(s): | Lê Thị Hồng Nhung |
Advisor(s): | Trần Hà Quyên |
Keywords: | Chất lượng sống; Học trực tuyến; COVID-19; Sự hài lòng; Chất lượng dịch vụ giáo dục; Động cơ học tập; Tính kiên định học tập; Chất lượng hệ thống; Chất lượng thông tin |
Abstract: | Kể từ tháng 3 năm 2020 đến nay, COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều lên mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội. Đặc biệt, không thể không kể đến sự tác động của nó đến lĩnh vực giáo dục. Nhiều trường học buộc phải tạm dừng, đóng cửa để giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh. Trước những thách thức đó, cùng với sự bùng nổ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, các trường đại học trên địa bàn TP.HCM cũng đã nhanh chóng triển khai chương trình học trực tuyến. Mặc dù có nhiều tiện ích và lợi thế mà hình thức học trực tuyến đem lại cho hoạt động dạy và học, tuy nhiên, việc đó làm ảnh hưởng không ít đến trải nghiệm học tập và chất lượng cuộc sống của sinh viên. Việc khám phá tác động của việc học trực tuyến từ xa đến chất lượng cuộc sống của sinh viên được coi là quan trọng đối với các trường đại học. Nó giúp cung cấp thông tin về tâm lý của sinh viên về hình thức học này. Cũng có thể sẽ là một trong những căn cứ tham khảo khi các trường đại học đưa ra kế hoạch nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với sinh viên, điều này sẽ giúp họ dễ cảm thấy hài lòng với chất lượng đào tạo mà nhà trường đem lại. Đồng thời, thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng động cơ học tập tích cực, môi trường phù hợp để học tập cũng như cải thiện tính kiên định. Khi nhận thức được vai trò của các yếu tố này, sinh viên sẽ hình thành thái độ học tập theo hướng tự giác tốt hơn nhờ đó việc nâng cao kết quả học tập của họ hoặc chất lượng cuộc sống sinh viên sẽ thường xuyên được cải thiện. Mục tiêu của nghiên cứu này là để khám phá ảnh hưởng của động cơ học tập, sự hài lòng trong học tập và tính kiên định học tập đối với chất lượng cuộc sống của sinh viên. Quy trình nghiên cứu của đề tài này bao gồm hai bước: một là nghiên cứu sơ bộ, hai là nghiên cứu chính thức. Một nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua phỏng vấn 5 sinh viên đã và đang học tập trực tuyến trong thời gian bùng dịch COVID-19 để xem xét nội dung và ý nghĩa của các câu được sử dụng trong thang đo. Tiếp đến, nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng thông qua khảo sát 349 sinh viên để kiểm tra các giả thuyết, mô hình nghiên cứu và mô hình đo lường. Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích, kiểm định hệ số Cronbach's alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Tiếp đến là phân tích nhân tố khám phá (EFA) và đưa ra thang đo chính thức. Cuối cùng, giả thuyết đã được kiểm định bằng phân tích hồi quy đa tuyến tính. |
Issue Date: | 2022 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Series/Report no.: | Giải thưởng Nhà nghiên cứu trẻ UEH 2022 |
URI: | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/73081 |
Appears in Collections: | Nhà nghiên cứu trẻ UEH
|