Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng thực hành đổi mới sáng tạo trong trường đại học |
Author(s): | Nguyễn Minh Trí |
Advisor(s): | Dr. Đỗ Thị Hải Ninh |
Keywords: | Đổi mới sáng tạo; Lãnh đạo chuyển đổi; Tổ chức học hỏi; Sẵn sàng công nghệ; Trao quyền tâm lý; Giáo dục đại học; Innovation readiness; Transformational leadership; Learning organization; Technology readiness; Psychological empowerment; Higher education |
Abstract: | Trong tình hình chuyển đổi mạnh mẽ dưới tác động của toàn cầu hóa, yêu cầu thiết yếu để nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực cạnh tranh của các trường đại học tại Việt Nam là đổi mới sáng tạo. Trên thực tế, để tiếp cận chủ đề này một cách hệ thống thì vẫn còn nhiều hạn chế ở các nghiên cứu trong nước, chủ yếu dừng lại ở mức mô tả hiện trạng, thiếu các mô hình lý thuyết tích hợp, chưa dựa trên dữ liệu định lượng thực nghiệm. Vì vậy, đó là động lực chính thúc đẩy nghiên cứu đề tài này, nhằm lấp đầy khoảng trống nghiên cứu trong ngành giáo dục và đào tạo hệ đại học tại Việt Nam. Nghiên cứu có mục tiêu là nhận diện, đo lường và phân tích các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng thực hành đổi mới sáng tạo tại trường ĐH, đồng thời đưa ra những đề xuất hành động phù hợp. Với sự thừa hưởng hai lý thuyết nền tảng là “Lý thuyết lãnh đạo chuyển đổi” (Bass & Avolio, 1994) và “Lý thuyết tổ chức học hỏi” (Watkins & Marsick, 1993), đề tài phát triển mô hình phân tích tổng hợp gồm bảy yếu tố: lãnh đạo chuyển đổi, mức độ sẵn sàng công nghệ, năng lực học hỏi tổ chức, các yếu tố thuộc môi trường - xã hội - quản trị (ESG), và yếu tố trao quyền tâm lý. Mô hình được kiểm tra và phân tích từ khảo sát 250 GV và CBQL tại các trường ĐH. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng với quy trình nghiên cứu: kiểm tra mức độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hệ số tương quan Pearson, và sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính bội. Dữ liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm SPSS và chỉ sử dụng dữ liệu thực tế, không bao gồm các giả định. Kết quả chạy mô hình kiểm định cho thấy rằng tất cả bảy yếu tố trong mô hình đều có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến mức độ sẵn sàng thực hành ĐMST. Trong đó, năng lực học hỏi tổ chức (OLC), lãnh đạo chuyển đổi (TL) và mức độ sẵn sàng công nghệ (TR) có tác động mạnh nhất đến mức độ sẵn sàng thực hành đổi mới sáng tạo ở các cơ sở giáo dục đại học. Kết quả cũng làm rõ vai trò của yếu tố trao quyền tâm lý (PE) và cho thấy giá trị của các yếu tố ESG trong tăng cường sáng tạo bền vững trong môi trường giáo dục. Nghiên cứu đóng góp đáng kể cả về mặt học thuật cũng như thực tiễn. Về mặt học thuật, mô hình được đề xuất đã tích hợp các lý thuyết nền và nhận sự kiểm định thực nghiệm với đặc thù của việc giảng dạy bậc đại học Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả phân tích nghiên cứu đưa ra đề xuất cho các trường đại học về xây dựng chính sách nhân sự, xây dựng môi trường học hỏi và phát triển chiến lược đổi mới phù hợp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu là nền tảng cho các phân tích mở rộng mô hình sang các loại hình tổ chức giáo dục khác sau này, cũng như kiểm tra tác động của các biến trung gian của các biến như động lực đổi mới, văn hóa sáng tạo hay năng lực số của tổ chức. |
Issue Date: | 2025 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/75207 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|