Title: | Pháp luật về an toàn thực phẩm: nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Liêu Vũ Thùy Linh |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Thành Trân Dr. Lữ Lâm Uyên |
Keywords: | An toàn thực phẩm; Kiến thức; Thực hành; Dịch vụ ăn uống; Pháp luật về an toàn thực phẩm; Food safety; Knowledge; Practice; Food service; Food safety laws |
Abstract: | Lý do lựa chọn đề tài: Đề tài này được nghiên cứu nhằm giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm cụ thể là các nhà hàng, căn tin, quán ăn, cửa hàng thức ăn…thuộc loại hình dịch vụ ăn uống. Việc xác định các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm đến mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm là rất quan trọng để có thể thực hiện các biện pháp can thiệp hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích các quy định pháp lý hiện hành, các thách thức, hạn chế trong thực thi quy định ATTP như việc thiếu kiến thức, việc tuân thủ không đồng đều và các hạn chế về nguồn lực giám sát, cùng các vụ việc thực tế về vi phạm, về gây hậu quả của các nhà hàng, căn tin, quán ăn, cửa hàng thức ăn…thuộc loại hình dịch vụ ăn uống. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024 dựa trên các báo cáo tổng thể về dịch vụ ăn uống của địa bàn Quận 11 và thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo, tài liệu thứ cấp được tổng hợp, đánh giá gửi về Bộ Y Tế và Sở An toàn thực phẩm, Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để xác định các yếu tố, điều kiện liên quan đến mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm so với quy định An toàn thực phẩm. Kết quả nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm trong thuộc loại hình dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí Minh đa số đạt điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm chung chiếm tỷ lệ cao trên 60%. Việc quản lý hệ thống và phòng chống ngộ độc đạt hiệu quả nhất định, tình hình ngộ độc giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên các quy định pháp luật so với thực tế còn nhiều sự khác biệt về lối sống truyền thống văn hoá, các nhận thức của người dân, thực tế của cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiết kế xây dựng chưa phù hợp quy định… nhiều quy định khó có thể thực hiện được. Kết luận và hàm ý: Khuyến nghị các biện pháp nhằm cải thiện, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả. Đề xuất các biện pháp như nâng cao nhận thức, tăng cường đào tạo, áp dụng công nghệ quản lý ATTP và cải tiến hệ thống giám sát, chế tài xử lý…Đánh giá lợi ích của việc tuân thủ ATTP trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong phát triển kinh tế xã hội bền vững. Đưa ra cái nhìn tổng thể về vai trò, nhiệm vụ của ATTP trong dịch vụ ăn uống, khó khăn trong thực thi và các giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng. |
Issue Date: | 2025 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/75589 |
Appears in Collections: | MASTER'S PROJECTS
|