Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo chương trình trung cấp chính trị tại Học viện Cán bộ Thành Phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Lê Thị Thu Trâm |
Advisor(s): | Dr. Đinh Công Khải |
Keywords: | Sự hài lòng của học viên; Chất lượng đào tạo; Giáo dục lý luận chính trị; Đào tạo khu vực công; Học viện Cán bộ TP. HCM; Phân tích nhân tố khám phá (EFA); Hồi quy tuyến tính bội; SPSS; EFA; Student satisfaction; Training quality; Political theory education; Public sector training; Ho Chi Minh City Cadre Academ; Multiple regression |
Abstract: | Đề án “Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của HV đối với chất lượng chương trình trung cấp lý luận chính trị tại Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh’’ được thực hiện nhằm nhận diện và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của HV – đối tượng đang theo học tại các cơ sở đào tạo chính trị - hành chính. Trong bối cảnh ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực công, nghiên cứu này tiến hành khảo sát 354 HV đang theo học chương trình trung cấp lý luận chính trị tại Học viện Cán bộ Tp. HCM để xác định các yếu tố cụ thể tác động đến cảm nhận chất lượng từ phía người học. Phân tích dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS với các bước kiểm định độ tin cậy ‘‘Cronbach’s Alpha”, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và hồi quy tuyến tính bội để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố. Kết quả phân tích cho thấy có 5 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của HV, bao gồm: (1) Chương trình đào tạo, (2) Đội ngũ GV, (3) Hoạt động hỗ trợ, (4) Khả năng tiếp cận và (5) HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO. Trong đó, ““Hoạt động đào tạo”” và “Chương trình đào tạo’’ là hai yếu tố có mức độ tác động mạnh nhất. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định sự khác biệt trong mức độ hài lòng giữa các nhóm theo đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và đơn vị công tác. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm, cho thấy sự hài lòng chủ yếu chịu ảnh hưởng từ các yếu tố thuộc chương trình và môi trường đào tạo, thay vì từ đặc điểm cá nhân của HV. Trên cơ sở các kết quả đạt được, đề án đề xuất một số hàm ý chính sách và giải pháp nhằm cải thiện chất lượng chương trình trung cấp lý luận chính trị tại Học viện, đặc biệt nhấn mạnh đến việc điều chỉnh nội dung giảng dạy, tăng cường tương tác giữa GV và HV, cải thiện công tác hỗ trợ học tập, nâng cao khả năng tiếp cận và tổ chức triển khai đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đặc điểm người học. |
Issue Date: | 2025 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/75535 |
Appears in Collections: | MASTER'S PROJECTS
|